Tuyển sinh» Thông tin hướng nghiệp

Cơ hội nghề nghiệp và phẩm chất cần có của nghề đầu bếp là gì?

Cập nhật: 26/8/2023

Khi nhu cầu du lịch – khách sạn – nghỉ dưỡng của du khách nước ngoài lẫn trong nước đang ngày càng tăng. Đi kèm với đó là những dịch vụ thượng hạng cung cấp cho khách hàng không thể không kể đến ẩm thực. Chính vì thế mà nghề đầu bếp đang cực kỳ Hot hiện nay.

 Nghề đầu bếp là gì?

Đầu bếp là người sử dụng những nguyên vật liệu tươi sống, khô, đóng gói, hải sản, rau củ… để làm ra món ăn hay còn gọi là tác phẩm nghệ thuật ẩm thực của mình. Đầu bếp là người biết cách kết hợp các loại phụ kiện, thực phẩm với những phương pháp chế biến khác nhau, phù hợp để tạo nên thức ăn phục vụ cho nhu cầu ăn uống của thực khách.

Để trở thành đầu bếp giỏi, họ cần có những sự sáng tạo không ngừng nghỉ không những phải tạo ra thành phẩm ngon mà còn phải đẹp mắt và nghệ thuật.

Và để đem lại những món ngon cho thực khách thì người đầu bếp cũng phải trải qua điều kiện làm việc khác hơn các nghề khác là:

  • Họ phải đứng nhiều và di chuyển liên tục trong phạm vi vì phải luân phiên thay thế chảo nấu, bếp nấu, các loại máy xay, máy đánh… Nhất là những nơi đông khách thì đầu bếp ít khi được ngồi nghỉ thỏa mái.
  • Phải làm việc trong môi trường khá nóng vì bếp, lò, chiên, nấu…Nếu làm bên khu sơ chế thì thường xuyên tiếp xúc với nước và khá là ẩm ướt.
  • Bên cạnh đó thì đầu bếp là người phải tiếp xúc với đủ các loại mùi tanh, mùi khói, mùi các loại gia vị, nguyên liệu khác nhau…

Vì sao bạn nên học nghề đầu bếp?

Có rất nhiều lý do hấp dẫn bên cạnh đam mê và sở thích được nấu nướng của cá nhân. Những lý do nên theo nghề đầu bếp sẽ được liệt kê sau đây:

Phục vụ bản thân và gia đình

Còn gì quý hơn khi người thân, bạn bè không cần phải bỏ quá nhiều tiền để vào nhà hàng hạng sang để ăn uống. Vì chính bạn cũng có thể tạo nên những tác phẩm nghệ thuật đáng ngưỡng mộ để phục vụ. 

Khẳng định bản thân

Khi ở cái thời đại hiện đại hóa, tiện lợi hóa này thì việc có người biết tự tay chọn lựa thực phẩm, tự tay vào bếp nấu nướng chiêu đãi bạn bè, người thân hay người yêu là khá hiếm. Chính vì thế nếu bạn theo nghề đầu bếp, chắc chắn bạn sẽ tạo được dấu ấn lớn trong lòng người khác đấy. Cùng là những dịp tốt để bạn củng cố và nâng cao mối quan hệ của mình, mang đến những cơ hội mới tốt hơn.

Phát triển sự nghiệp cá nhân

Có rất nhiều cơ hội cho những bạn theo nghề đầu bếp. Ngoài theo làm tại các công ty, khách sạn, khu nghỉ dưỡng, nhà hàng… Thì theo nghề này bạn còn có thể tự lập quán ăn kinh doanh tạo nên thu nhập lớn hơn.

Một trong những yếu tố quan trọng để giúp việc kinh doanh của quán đi lên chính xác là sự đặc biệt trong hương vị, cách chế biến của quán. Chỉ cần ngon, sạch thì bạn đã nắm được một nửa thành công rồi.

Ngoài ra vốn và cách setup quán, nhân viên… cũng có thể gọi bạn bè, người thân để cùng chung tay thành lập. Bên cạnh đó là một đầu bếp giỏi cần biết linh hoạt và thường xuyên cập nhật các món mới vào thực đơn của nhà hàng, quán ăn…

Học đầu bếp nhanh, thu nhập hấp dẫn

Thông thường một khóa học đầu bếp chỉ từ  3 – 6 tháng là bạn đã có đủ kiến thức và kỹ năng đi làm việc tại các nhà hàng, khách sạn hoặc tự mở quán ăn kinh doanh. Hầu hết các khóa đào tạo đầu bếp đều có môi trường học thực hành, thực tế khá hiệu quả.

Những tố chất cần có để theo đuổi nghề đầu bếp

Ngoài kỹ năng ra thì muốn trở thành đầu bếp giỏi cần những phẩm chất sau:

Kỹ năng sáng tạo

Để có thể khẳng định vị trí cá nhân, khẳng định được cái riêng và muốn người ta nhớ tới, đầu bếp cần có sự sáng tạo trong chế biến để tạo ra sự khác biệt trong món ăn, đem lại sự mới lạ và thu hút khách hàng.

Kỹ năng này giúp người đầu bếp phát huy được hết tài năng cũng như trí tưởng tượng và gu thẩm mỹ của mình vào các món ăn. Không chỉ trong hương vị mà bạn cần sáng tạo trong cách bày trí món ăn hấp dẫn, thẩm mỹ.

Kỹ năng xử lý tình huống

Khi làm việc trong các nhà hàng, khách sạn lớn chắc chắn bạn sẽ phải gặp rất nhiều tình huống thường xuyên xảy ra như:

  • Tránh việc lỡ may hết nguyên liệu bạn cần phải nhanh chóng tìm cách thay thế, hoặc phải biết cách nhìn nhận để lên danh sách nguyên liệu cần có từ sớm.
  • Lượng thực khách đặt trước có thể tăng lên đột ngột, nhất là các sảnh tiệc việc khách tăng lên ngoài dự tính là thường xuyên. Vì thế bạn cần nhanh nhẹn trong việc lên món nhanh, chuẩn và đảm bảo.
  • Bên cạnh đó, khi làm nghề sẽ không thể tránh khỏi việc hương vị món ăn sẽ không đúng như mong muốn, thiếu gia vị, món bị biến dạng… Chính vì thế bạn cần nhanh lẹ xử lý một cách tinh tế và kịp thời gian…

Kỹ năng lập kế hoạch

Một đầu bếp giỏi, là bạn cần phải biết xem xét và đánh giá tình hình một cách khái quát và chi tiết. Cần có sự tỉ mỉ, chu toàn, có trách nhiệm xem xét thực đơn, lên đơn nguyên liệu, sắp xếp nhân viên, điều phối công việc hợp lý, đúng thời gian, kịp tiến độ…

Kỹ năng này giúp người đầu bếp có một kế hoạch nấu ăn khoa học để tạo ra những món ăn đúng thời điểm và nhanh chóng đến khách hàng. Bên cạnh đó, việc lên kế hoạch giúp bạn tránh được những sự cố ngoài mong muốn khi đang làm việc.

Kỹ năng quản lý tài chính

Một món ăn khi đến tay khách hàng có giá bao nhiêu? Và quỹ tiền mà nhà hàng đưa cho bạn là bao nhiêu để tạo nên món ăn? Tất cả bạn cần phải tính toán một cách hợp lý để không thâm hụt ngân sách mà vẫn đảm bảo đúng tiêu chuẩn cần đưa ra từ nhà hàng.

Cần có đam mê

Đây là phẩm chất quan trọng hàng đầu không chỉ cho nghề đầu bếp nói riêng mà tất cả mọi nghề nghiệp đều cần phải có. Riêng nghề đầu bếp, không phải ai cũng thích cả giờ trên bàn bếp để xào nấu vừa nóng vừa phải đứng lâu.

Chỉ có yêu nghề, đam mê mới giúp bạn vượt qua khó khăn cũng như tìm tòi ra những cái hay, cái mới cho món ăn. Điều này giúp bạn sẵn sàng dốc hết tâm huyết của mình để tạo ra thành quả tốt nhất, giúp bạn tiến xa trong sự nghiệp thăng tiến và đam mê trong bạn.

Chăm chỉ, ham học hỏi

Cái khó của nghề đầu bếp không phải quanh năm suốt tháng bạn sẽ chỉ nấu mãi một vài món phổ biến. Mà bạn cần học hỏi, sáng tạo ra những cái mới mẻ để nhằm thu hút khách hàng. Vì thế chính sự chăm chỉ học hỏi giúp bạn tìm ra được nhiều bí quyết tạo món ngon, hấp dẫn.

Khéo léo và có năng khiếu cá nhân

Để trở thành một đầu bếp giỏi, khả năng nêm nếm, nhạy cảm với hương vị cũng như mùi vị của món ăn cũng rất quan trọng. Có mắt thẩm mỹ trong trang trí món ăn là một tác phẩm nghệ thuật cũng là cái vô cùng quan trọng của một đầu bếp.

Ngoài ra, bạn còn cần những tố chất như gọn gàng, tỉ mỉ, sạch sẽ… Cũng là những cái cần có của một đầu bếp. Như bạn dễ thấy, đầu bếp người Nhật, họ cực kỳ vệ sinh và sạch sẽ trong bất kỳ công đoạn nào từ chế biến cho đến nấu nướng.

Nghề đầu bếp có thể làm ở đâu?

Lựa chọn nghề đầu bếp ngay bây giờ bạn sẽ có đa dạng cơ hội việc làm: Phụ bếp, Bếp trưởng, Giảng viên dạy nấu ăn, Quản lý nhà hàng, Food stylist… Tùy theo vị trí và nơi làm việc:

Nhà hàng, quán ăn

Hầu hết các nhà hàng, quán ăn đều tuyển dụng thường xuyên đầu bếp cho nhiều vị trí. Nếu bạn mới ra nghề, đây là nơi thích hợp cho bạn học hỏi thêm kinh nghiệm từ những đầu bếp trường dày kinh nghiệm và có môi trường làm việc thực tế với mức lương khá hậu hĩnh.

Khách sạn, khu nghỉ dưỡng

Đây là một nơi làm việc cao cấp mà hầu hết các đầu bếp đều mong muốn được vào làm. Không những môi trường, chế độ đãi ngộ tốt mà lương bổng cực kỳ hấp dẫn. Bên cạnh đó bạn còn được làm việc trong môi trường cao cấp, thiết bị phục vụ nấu nướng hiện đại. Được tham gia vào các quy trình chế biến món ăn cực cao cấp và sang chảnh dành cho giới thượng lưu…

Bạn có thể thấy sự tăng nhanh về số lượng khách sạn cao cấp, nhất là ở các thành phố lớn như TP.HCM, Đà Nẵng, Nha Trang… Điều này cho thấy một tương lai rộng mở cho nghề đầu bếp lại các loại hình dịch vụ này.

Các công ty, nhà máy, xí nghiệp

Hầu hết các công ty, xí nghiệp lớn đều có nhà ăn riêng lớn phục vụ cho hàng ngàn nhân viên, công nhân với số lượng lớn thường xuyên. Vì thế mà nhu cầu tuyển dụng phụ bếp, đầu bếp tại đây rất lớn.

Vì số lượng người ăn tại các loại hình dịch vụ này khá đông nên thường có áp lực về thời gian, chất lượng dinh dưỡng, vệ sinh được đặt lên hàng đầu. Vì thế nên trước khi ứng tuyển vào đây bạn cần trau dồi thật nhiều kinh nghiệm để theo kịp nhịp độ làm việc.

Tự kinh doanh

Hầu hết các đầu bếp sau khi học xong đều có ý định mở quán ăn tự kinh doanh riêng, các đầu bếp có tiếng sau một thời gian làm việc cho các khách sạn, nhà hàng lớn cũng sẽ có ý định về tự mở kinh doanh. Điều này đem lại nhiều trải nghiệm, thêm thu nhập và thỏai mái hơn.

Việc làm tại nước ngoài, xuất khẩu lao động

Bên cạnh thị trường lao động trong nước, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu lao động cũng liên tục tuyển dụng đầu bếp đi làm việc tại nước ngoài, phần lớn là Úc, Mỹ, Singapore… với mức lương hấp dẫn lên đến vài ngàn USD. Để có thể đi làm nước ngoài theo dạng này, bạn có thể liên hệ đến các trung tâm tư vấn du học hoặc tại trường đào tạo đầu bếp trong nước.

Ngoài ra bạn còn có thể tự mở lớp đào tạo học viên muốn theo đuổi nghề đầu bếp. Với những kinh nghiệm và kiến thức đủ lớn. Việc kiếm thêm thu nhập và thỏa mãn đam mê bằng cách dạy lại cho học viên là vô cùng hợp lý và lý tưởng cho nghề đầu bếp.

Cơ hội nghề nghiệp của nghề đầu bếp

Mặc dù đầu bếp là một công việc rất vất vả nhưng với thị trường lao động tại Việt Nam, cùng với sự phát triển của các ngành liên quan đang dẫn đến sự thiếu hụt nhân lực nghề bếp.

Khi mà mọi sự phát triển hiện nay đang đổ dồn vào thu hút khách du lịch thì ẩm thực tại các khu nghỉ dưỡng, khách sạn, nhà hàng, quán ăn… lại càng trở nên quan trọng hơn. Nhu cầu tuyển dụng cũng ngày càng tăng hơn đi kèm nhiều đãi ngộ tốt. Vì vậy tại sao ngay bây giờ bạn không nghĩ và theo đuổi ngành nghề này?

Nhu cầu thực tế

Hiện nay, hầu hết các đầu bếp chính trong các khách sạn, nhà hàng lớn (từ 4 sao trở lên) đa số đều là người nước ngoài. Vậy tại sao bạn không nhìn thấy tiềm năng đó?

Phần lớn đầu bếp Việt hiện nay khá khan hiếm, đặc biệt là đầu bếp có chuyên môn, trình độ cao cũng như óc sáng tạo, nhạy bén và kỹ năng quản lý tốt.

Chính vì thế, ngay hôm nay mà bạn cần phải nắm bắt lấy cơ hội từ nghề đầu bếp ngay để trau dồi, học hỏi nâng cao chuyên môn nghề và khẳng định khả năng của mình trên trường quốc tế.

Mức lương hiện hành

Theo khảo sát trung bình, mức lương của các vị trí đầu bếp tối thiểu cho vị trí phụ bếp là từ 7 – 9 triệu đồng, đầu bếp 12 – 15 triệu, tổ trưởng 15 – 20 triệu, bếp trưởng từ 25 – 50 triệu đồng/tháng… Con số này có thể lên đến vài nghìn đô với những đãi ngộ hấp dẫn khi bạn có nhiều kiến thức, chuyên môn và kinh nghiệm cao để trở thành Bếp trưởng.

Tại Mỹ, đầu bếp là 1 trong 14 ngành nghề có mức lương cao nhất. Mức lương trung bình của đầu bếp có thể lên đến 3.000USD/tháng hoặc 9.000USD/tháng nếu bổ sung bằng cấp giá trị và kinh nghiệm làm việc lâu năm.

Tiềm năng của nghề

Để trở thành một đầu bếp giỏi, bạn cần trang bị cho mình những kỹ năng chuyên môn cần thiết như: kỹ năng, ngoại ngữ, thẩm mỹ, kế hoạch, sáng tạo, sức khỏe, cẩn thận, sạch sẽ, học hỏi…. 

Ngoài mức lương cao, đầu bếp còn được hưởng nhiều khoản trợ cấp, phúc lợi và các chế độ đãi ngộ hấp dẫn khác như: tiền típ, thưởng theo doanh thu, chế độ bảo hiểm, du lịch nghỉ dưỡng hằng năm… 

Bên cạnh đó là việc bạn có thể tự kinh doanh nhà hàng đang là xu hướng của năm. Nếu đi đúng hướng, bạn có thể đem đến danh tiếng, thành công cho bản thân.

Nguồn ST